Data analyst là gì?
Data analyst là chuyên viên chịu trách nhiệm thu thập, làm sạch, phân tích và trình bày dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định. Họ sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên biệt như Excel, SQL, Python hoặc Tableau để khám phá những thông tin ẩn giấu trong dữ liệu thô.
Công việc của một data analyst không chỉ dừng lại ở việc “làm việc với số liệu” mà còn yêu cầu tư duy phân tích sắc bén, khả năng giải quyết vấn đề và trình bày kết quả một cách dễ hiểu để đưa ra những đề xuất giá trị cho tổ chức.
Những chuyên gia đại diện cho tiếng nói của dữ liệu này có nhiệm vụ phân tích chuyên sâu để cung cấp những thông tin chi tiết, nhằm hỗ trợ đưa ra những quyết định và kế hoạch của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Với bất kỳ doanh nghiệp nào cùng quy mô như thế nào đi nữa thì vai trò của họ đều có tầm quan trọng rất lớn.
Tiềm năng của ngành data analyst

Data Analyst là gì? Đây là ngành phân tích dữ liệu đang bùng nổ với những tiềm năng phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu sử dụng dữ liệu trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
Tăng trưởng nghề nghiệp
Theo các báo cáo từ thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng data analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu) đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các ngành nghề như tài chính, y tế và công nghệ đều cần các chuyên gia phân tích dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động và đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác. Trong bối cảnh dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng, các tổ chức không thể thiếu chuyên gia phân tích dữ liệu để khai thác, xử lý và tận dụng thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Nhu cầu
Data analyst là gì? Nhu cầu ra sao?, Vũ Trụ SEO sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn sau đây. Dữ liệu là tài sản cốt lõi của các doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược đang tạo ra một làn sóng tuyển dụng mạnh mẽ cho data analyst.
Lượng dữ liệu luôn được cập nhật và lưu giữ hàng ngày nhưng nó có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không thì còn tùy thuộc vào khả năng tổng hợp, nghiên cứu của các Data Analyst. Trong hầu hết sơ đồ vị trí hoạt động của bất kì một công ty nào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – công nghiệp thì đều có sự góp mặt của vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu.
Có thể thấy, bất cứ công ty nào sử dụng dữ liệu đều cần phải có sự xử lý của Data Analyst. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm kiếm nhân lực có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này là rất cao.
Thu nhập
Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng thì mức lương trung bình của một data analyst nằm trong TOP những nhóm cao so với các ngành nghề khác, đặc biệt tại các tập đoàn quốc tế hoặc các công các chuyên về công nghệ. Không những vậy, ngoài mức lương cơ bản thì các chuyên viên còn có thể được nhận thưởng dựa trên kết quả công việc.
Lợi thế cạnh tranh
Data analyst là gì? Hiện nay, số lượng người theo đuổi lĩnh vực này vẫn còn thấp hơn nhu cầu thực tế, tạo nên cơ hội lớn cho những ai trang bị đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm. Việc có khả năng phân tích các dữ liệu thu thập tốt, đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả cũng mang lại cơ hội phát triển.
Những thuận lợi và khó khăn của data analyst

Khi tìm hiểu data analyst là gì thì những thuận lợi, khó khăn của ngành này là một thắc mắc không thể thiếu. Dù là ngành nghề hấp dẫn nhưng cũng có những thuận lợi và khó khăn mà bạn cần biết trước khi dấn thân vào.
Thuận lợi
- Cơ hội nghề nghiệp đa dạng và ổn định.
- Mức thu nhập hấp dẫn với khả năng thăng tiến cao.
- Được làm việc với các công nghệ tiên tiến và hệ thống dữ liệu hiện đại.
Khó khăn
- Cần kiến thức chuyên sâu và kỹ năng sử dụng phần mềm phức tạp.
- Áp lực trong việc xử lý dữ liệu lớn và đưa ra quyết định chiến lược.
- Phải liên tục cập nhật công nghệ mới để bắt kịp xu hướng.
Phân biệt data analyst và data scientist
Mặc dù đều làm việc với dữ liệu, data analyst và data scientist có vai trò khác nhau:
- Data analyst chỉ tập trung vào phân tích dữ liệu hiện có để đưa ra báo cáo và khuyến nghị. Do đó, họ thường ít phải suy nghĩ về chiến lược hơn. Công việc của họ chỉ tập trung vào mục tiêu cụ thể đã được xác định rõ trước đó. Họ tổng hợp, phân bổ và lọc các dữ liệu thô để trả lời các câu hỏi cũng như giải quyết những vấn đề được đưa ra để giải quyết.
- Data scientist thường sử dụng các thuật toán học máy (machine learning) để dự đoán xu hướng và xây dựng các mô hình phức tạp. Vị trí này có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích kĩ vào vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải, đồng thời thảo luận trực tiếp với ban lãnh đạo để tìm ra hướng giải quyết. Cũng chính họ sẽ triển khai giải pháp đã được thống nhất cho các bộ phận liên quan.
Những ngành nghề có nhu cầu tuyển data analyst cao
Tìm hiểu về ngành nghề liên quan cũng là một câu hỏi lớn khi tìm hiểu về Data Analyst là gì. Data analyst có vị trí quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực:
- Tài chính và ngân hàng: Dự đoán rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Thương mại điện tử: Phân tích hành vi khách hàng, tối ưu hóa chiến dịch marketing.
- Y tế: Nghiên cứu xu hướng bệnh tật và hiệu quả điều trị.
- Công nghệ thông tin: Hỗ trợ các giải pháp dữ liệu và phát triển hệ thống.
- Truyền thông, marketing.
- Tư vấn tài chính, bảo hiểm hoặc bảo hiểm tư nhân.
- Các ngành hoạt động trong lĩnh vực hóa học và điều chế như: hóa học, hóa mỹ phẩm.
- Công nghiệp sản xuất và lắp ráp.
- Môi trường giáo dục như các trường đại học, học viện, cơ sở nghiên cứu.
Mô tả công việc của data analyst

Thu thập dữ liệu
Data analyst sử dụng các nguồn như CRM, công cụ theo dõi website hoặc cơ sở dữ liệu nội bộ để thu thập thông tin.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Hiện nay, liên quan đến một vấn đề thì số liệu cho về từ nhiều nguồn khác nhau như internet, khảo sát thị trường,..là con số “khủng”. Nhiệm vụ của một Data Analyst là phải thu thập hết tất cả và phải chính xác liên quan đến vấn đề cần xử lý. Sau khi thu thập, phải làm sạch dữ liệu và chuẩn hóa để tiến hành phân tích, tìm ra các mẫu và xu hướng quan trọng.
Thiết kế báo cáo

Sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI để tạo ra báo cáo rõ ràng, dễ hiểu. Để chuyển đổi từ con số sang các dạng biểu đồ và hình ảnh trực quan thì Data Analyst cần phải tư duy và vận dụng nhiều kỹ năng để làm báo cáo của mình thật chỉnh chu. Các số liệu đều phải rõ ràng, minh bạch và chuẩn xác.
Tư vấn cho doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành báo cáo và trình bày chi tiết các vấn đề đã phát hiện cho ban lãnh đạo thì dựa trên kết quả phân tích, data analyst đề xuất các giải pháp chiến lược, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động.
Hoàn thành các công việc được phân công
Ngoài nhiệm vụ chính, họ cũng hỗ trợ các dự án nội bộ hoặc liên quan đến các đội nhóm khác. Hoặc chỉnh sửa lại những thông tin đã báo cáo nhưng chưa phù hợp và thích ứng với chiến lược của công ty.
Cơ hội nghề nghiệp đối với vị trí data analyst

Bắt đầu từ vị trí data analyst là gì, bạn có thể mở rộng sự nghiệp sang nhiều vai trò cao cấp khác:
- Data engineer (kỹ sư dữ liệu): Phát triển hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu.
- Data scientist (chuyên gia khoa học dữ liệu): Nghiên cứu và ứng dụng các thuật toán phức tạp để phân tích dữ liệu.
- Chief Data Officer (CDO): Lãnh đạo, quản lý và định hướng chiến lược dữ liệu trong tổ chức.
Lý do bạn nên theo đuổi trở thành một data analyst
Nhu cầu tuyển dụng cao

Trong thời đại dữ liệu là “vàng”, Data Analyst trở thành một trong những vị trí không thể thiếu, đảm bảo cơ hội việc làm phong phú.
Theo thống kê thì rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang triển khai phân tích dữ liệu với mục tiêu là chinh phục đỉnh cao, nắm “trùm” Big Data. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ vào năm 2020, số liệu thống kế tuyển dụng nhân sự ngành phân tích dữ liệu đã tăng gần 6 lần so với các năm trước và con số sẽ không dừng lại. Vì số liệu sẽ ngày càng được tạo ra nhiều cho nên những người theo đuổi ngành Data Analyst sẽ có triển vọng về tương lai rất nhiều.
Cơ hội làm việc triển vọng

Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm những nhân lực có kỹ năng chuyên môn về phân tích rất nhiều nhưng nguồn đáp ứng lại hạn chế. Mặc dù là một ngày đang rất “hot” nhưng vẫn còn trống rất nhiều vị trí. Hãy tập trung đầu tư thời gian và tiền bạc, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. Bạn có thể làm việc tại các tập đoàn lớn, công ty quốc tế hoặc tự do với các dự án hấp dẫn. Hãy bắt đầu ngày từ khi bạn tìm hiểu về “Data Analyst là gì”
Thu nhập hấp dẫn

Khi tìm hiểu về Data Analyst là gì? Không có gì bất ngờ khi làm việc trong ngành này sẽ mang đến cho bạn một mức thu nhập “nhỉnh” hơn rất nhiều ngành nghề khác. Với đặc tính công việc phải tiếp xúc với nhiều số và dữ liệu, yêu cầu tính cầm thận cũng như chuyên môn cao, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển với mức lương khởi điểm tốt, thu nhập tăng nhanh theo kinh nghiệm và khả năng.
Nghề nghiệp bền vững
Dữ liệu đã và đang trở thành xu hướng lâu dài trong nhiều lĩnh vực, mang lại cơ hội lớn cho những người làm việc trong ngành phân tích dữ liệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và việc các tổ chức ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu để ra quyết định chiến lược, data analyst không chỉ có cơ hội duy trì sự nghiệp ổn định mà còn có khả năng phát triển không ngừng. Cùng với sự gia tăng của các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu, các chuyên viên trong lĩnh vực này có thể liên tục nâng cao kỹ năng và thăng tiến trong sự nghiệp.
Mức lương của data analyst
Tại Việt Nam, data analyst có mức lương dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng cho người mới và có thể đạt đến 50 – 100 triệu đồng/tháng với những người giàu kinh nghiệm. Ở thị trường quốc tế, con số này còn ấn tượng hơn nhiều.