Ngành marketing là gì?
Marketing là một quá trình toàn diện, bao gồm nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, từ việc phân tích hành vi tiêu dùng, sáng tạo nội dung đến quảng cáo, bán hàng và xây dựng thương hiệu. Ngành marketing không chỉ giúp truyền tải thông điệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị thương hiệu, thúc đẩy doanh thu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Để đạt được thành công trong marketing, các doanh nghiệp luôn cần phải cập nhật xu hướng mới, nghiên cứu thị trường và liên tục phát triển các chiến lược hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Những hoạt động thiết yếu trong ngành marketing bao gồm quảng cáo, truyền thông, PR, bán hàng, khuyến mãi và nhiều chiến lược khác.
Các chuyên ngành trong marketing
Ngành Marketing không chỉ bao gồm một khía cạnh duy nhất mà được phân chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ, phù hợp với từng mục tiêu và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Quản trị marketing
Quản trị marketing là chuyên ngành tập trung vào việc lập kế hoạch, triển khai và giám sát các chiến lược marketing. Người làm quản trị marketing phải có tư duy phân tích sắc bén để định hướng chiến lược phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Trên giảng đường, ngành Quản trị Marketing sẽ có các môn học như chiến lược Marketing, quản lý dự án, quản lý khách hàng, sản phẩm. Theo đó, sinh viên sẽ được trau dồi về cách xây dựng một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, kiểm soát các chiến dịch để đạt được mục tiêu.
Nhân sự quản trị có vị trí rất quan trọng trong việc đưa ra kế hoạch và định hướng cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Theo đó, họ có nhiệm vụ phân tích và tìm hiểu về khách hàng mục tiêu, nghiên cứu tình hình thị trường, từ đó xác định và đưa ra nhiều cách để đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Marketing thương mại
Chuyên ngành này tập trung vào việc phát triển các chiến lược marketing để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Công việc này bao gồm nghiên cứu thị trường, định giá sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với đối tác thương mại.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, chuyên ngành Marketing thương mại cũng liên quan đến các kỹ năng và kiến thức liên quan đến tiếp thị trực tuyến, như quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, PPC và Email marketing.
Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và tầm nhìn dài hạn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì và phát triển giá trị thương hiệu, giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Khi theo chuyên ngành này, sinh viên sẽ được củng cố những kỹ năng và kiến thức hữu dụng để đương nhiệm các vị trí trong phòng Marketing, đặc biệt là các vị trí liên quan đến việc truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp. Yêu cầu chính của người làm quản trị thương hiệu là sáng tạo ra những nội dung hấp dẫn, thu hút và độc nhất để gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng, tạo dựng được độ uy tín thương
Truyền thông marketing
Truyền thông marketing tập trung vào việc sử dụng các kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng. Công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sáng tạo nội dung và khả năng sử dụng các công cụ số để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông.
Để thành công trong hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức phù hợp đồng thời vì đây là một quá trình dài, quan trọng, đòi hỏi cần có sự đầu tư nên việc lập kế hoạch cũng phải đòi hỏi có sự cân nhắc, thống nhất và đúng chỉ tiêu.
Các hình thức truyền thông như quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi,…có thể được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Pricing strategy (thẩm định giá)
Pricing strategy hay còn gọi là chiến lược định giá, là một lĩnh vực đòi hỏi sự am hiểu về tài chính và hành vi tiêu dùng. Chuyên gia trong lĩnh vực này giúp doanh nghiệp xác định mức giá phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh.
Học marketing ra trường làm gì?
- Nhóm nhân viên văn phòng: Với các công việc như chuyên viên marketing, nhân viên truyền thông hay quản lý nội dung, nhóm này phù hợp với những người yêu thích làm việc trong môi trường ổn định và có tổ chức.

- Nhóm chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Nếu bạn đam mê thử thách, marketing là nền tảng vững chắc để khởi nghiệp. Bạn có thể xây dựng các dự án sáng tạo dựa trên những hiểu biết về thị trường và khách hàng.

- Nhóm nghiên cứu viên hay giảng viên đại học: Đối với những ai yêu thích học thuật, ngành marketing cũng mở ra cơ hội trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển tri thức trong lĩnh vực này.

Những tố chất tương hợp để theo học ngành marketing

Tư duy sáng tạo
Marketing yêu cầu khả năng sáng tạo để tạo ra các ý tưởng mới lạ và thu hút. Hiện nay, ngành marketing yêu cầu rất nhiều ở một nhân viên, phải có ý tưởng mới lạ, linh động, nhạy bén với các xu hướng mới. Ngoài ra còn phải thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ hỗ trợ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc đáp ứng khả năng sáng tạo cao, tư duy mới mẻ sẽ giúp bạn được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, chuyên nghiệp, được học hỏi, làm quen dần với những thứ mới, chiến lược, chiến dịch mới. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chuyên sâu dừng ngần ngại ứng tuyển vào những vị trí thực tập sinh. Chỉ cần cố gắng trang bị nền tảng kiến thức thật vững chắc, học hỏi các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm quan trọng, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội phát triển rất tốt
Khả năng đa nhiệm
Làm việc trong marketing thường đòi hỏi bạn phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc, từ quản lý chiến dịch, phân tích dữ liệu đến giao tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, trong một vài tình huống khẩn cấp, các Marketer cũng cần phải thích ứng nhanh chóng và linh hoạt để giải quyết các vấn đề đang xảy ra.
Kỹ năng lãnh đạo

Đối với những vai trò cao hơn như quản lý hoặc giám đốc marketing, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu để định hướng đội ngũ đạt được mục tiêu. Mặt khác nếu có khả năng lãnh đạo tốt còn giúp bạn truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ của mình.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hiệu quả giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Việc trình bày các chiến lược, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm một cách rõ ràng, dễ hiểu là yêu cầu hàng đầu đối với một marketer.
Ngoài ra, kỹ năng này còn hỗ trợ giải quyết những mâu thuẫn, xung đột không đáng kể trong quá trình làm việc. Xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng, tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Kỹ năng tổ chức, cân chỉnh thời gian hiệu quả
Ngành Marketing yêu cầu bạn phải biết cách tổ chức công việc khoa học và quản lý thời gian để đảm bảo các chiến dịch diễn ra suôn sẻ. Với ngành Marketing, sự biến đổi và cập nhật liên tục là một điều hiển nhiên. Chính vì lẽ đó, người làm Marketing phải đảm đương nhiều trách nhiệm khác nhau, trong đó quan trọng là liên tục cập nhật xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng của khách hàng,…
Có kiến thức về công nghệ, kỹ thuật

Trong thời đại số hóa, việc nắm bắt các công cụ công nghệ như Google Analytics, phần mềm CRM hay các nền tảng quảng cáo trực tuyến là điều kiện tiên quyết.
Nhận thức xu hướng marketing đa Quốc Gia
Công nghệ đang dần biến đổi cách thức thực hiện Marketing, từ việc tạo ra nội dung, quảng cáo, xúc tiến bán hàng đến việc phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch. Không chỉ giúp cho việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, công nghệ cũng hỗ trợ người làm việc trong lĩnh vực Marketing có thể tối ưu hóa chiến lược Marketing và đo lường kết quả một cách nhanh chóng, chính xác hơn
Khả năng học hỏi và thích ứng
Marketing là một ngành thay đổi liên tục, vì vậy khả năng học hỏi và thích ứng nhanh là yếu tố then chốt để duy trì sự nghiệp lâu dài.