Số phiên trong Google Analytics là gì? 8 chỉ số phân tích đáng quan tâm nhất bạn cần biết

Chia sẻ bài viết
Số phiên trong Google Analytics là gì? 8 chỉ số phân tích đáng quan tâm nhất bạn cần biết
5/5 - (1 bình chọn)

Google Analytics chính là công cụ hàng đầu hỗ trợ các nhà tiếp thị, chủ doanh nghiệp, và những người làm nội dung như bạn khai thác tối đa thông tin từ người dùng. Một trong những khái niệm cơ bản nhưng rất quan trọng trong Google Analytics chính là số phiên. Nếu bạn đang tự hỏi số phiên trong Google Analytics là gì, hoặc muốn tìm hiểu thêm về các chỉ số phân tích quan trọng khác để tối ưu chiến lược tiếp thị, Vũ trụ Seo sẽ giúp bạn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về số phiên trong Google Analytics

Số phiên trong Google Analytics là gì?

Số phiên trong Google Analytics là gì
Số phiên trong Google Analytics là gì?

Số phiên trong Google Analytics là gì? “Số phiên” hay “session” trong Google Analytics là một đơn vị đo lường biểu thị một nhóm các tương tác của người dùng diễn ra trên trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này bao gồm các hành động như xem trang, nhấp vào nút, hoặc hoàn thành giao dịch. Hay nói cách khác thì mỗi một người truy cập vào trang Web của bạn sẽ được tính là một phiên.

Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng mỗi khi người dùng truy cập vào trang web, hệ thống sẽ “khởi tạo” một phiên mới. Trong suốt thời gian đó, mọi hành động của người dùng sẽ được ghi nhận trong phiên này.

Ví dụ:

  • Một người dùng vào trang web của bạn, đọc blog, xem qua sản phẩm, rồi thoát ra ngoài. Tất cả những hành động đó sẽ được tính là một phiên duy nhất.
  • Nếu người đó quay lại sau 2 giờ, Google Analytics sẽ tính đây là một phiên mới. 

Ý nghĩa của số phiên trong Google Analytics

Hiểu được Số phiên trong Google Analytics là gì không chỉ giúp bạn nắm bắt lượng người truy cập mà còn cung cấp thông tin về cách họ tương tác với nội dung của bạn. 

  • Đánh giá sức khỏe tổng thể của trang web: Số phiên cao đồng nghĩa với việc trang web thu hút được nhiều lượt truy cập và giữ chân người dùng tốt.
  • Theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing: Khi triển khai một chiến dịch quảng cáo hoặc nội dung mới, việc tăng số phiên là dấu hiệu thành công.
  • Phân tích hành vi người dùng: Biết được hành vi trong mỗi phiên sẽ giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Khi nào thì một phiên hết hạn trong Google Analytics?

Phiên hết hạn dựa trên thời gian

Số phiên trong Google Analytics là gì
Phiên hết hạn dựa trên thời gian

Số phiên trong Google Analytics là gì và cách hoạt động của nó như thế nào? Một phiên trong Google Analytics thông thường sẽ hết hạn nếu:

  • Người dùng không có bất kỳ tương tác nào trên trang web trong 30 phút liên tiếp. Đây là mặc định của hệ thống, nhưng bạn có thể tùy chỉnh thời gian này.
  • Nếu người dùng quay lại sau khoảng thời gian 30 phút này, một phiên mới sẽ được tính.

Ví dụ:

  • Một người dùng truy cập vào trang vutruseo.com vào lúc 9:00 sáng, khi đó Google Analytics (GA) sẽ tính 30 phút kể từ lúc vừa truy cập. Ngoài ra, nếu họ không thực hiện hành động nào cho đến 9:45 sáng. Khi đó, phiên đầu tiên sẽ kết thúc vào 10:30 sáng và một phiên mới sẽ bắt đầu khi người đó thực hiện hành động tiếp theo.

Phiên hết hạn dựa trên thay đổi nguồn truy cập

Số phiên trong Google Analytics là gì
Phiên hết hạn dựa trên thay đổi nguồn truy cập

Phiên cũng sẽ kết thúc nếu nguồn truy cập thay đổi. Điều này xảy ra khi:

  • Người dùng rời khỏi trang web và quay lại từ một nguồn khác (ví dụ: từ Google qua Facebook).
  • Hoặc, người dùng truy cập trang từ một chiến dịch quảng cáo khác.

Hết hạn phiên vào cuối ngày

Trong Google Analytics (GA), một phiên truy cập sẽ tự động hết hạn vào thời điểm 11:59:59 mỗi ngày. Điều này có nghĩa là, nếu một người dùng truy cập vào website của bạn lúc 11:45 tối và không có tương tác nào khác sau đó, thì theo quy tắc hết hạn sau 30 phút, phiên này lẽ ra sẽ kéo dài đến 12:15 sáng hôm sau. Tuy nhiên, GA sẽ tự động kết thúc phiên vào đúng nửa đêm và bắt đầu tính một phiên mới nếu người dùng tiếp tục hoạt động.

Kết thúc phiên khi thay đổi nguồn chiến dịch

Phiên truy cập của GA cũng sẽ hết hạn nếu nguồn truy cập của người dùng vào website thay đổi. Nguồn chiến dịch có thể đến từ các kênh như công cụ tìm kiếm, website giới thiệu, hoặc UTM tracking.

Không phụ thuộc vào thời gian: Dù trong hay ngoài 30 phút, nếu nguồn truy cập thay đổi, phiên cũ sẽ kết thúc và một phiên mới sẽ được kích hoạt.

Ví dụ minh họa theo từng trường hợp:

Trường hợp 1: Người dùng ghé thăm website qua kênh SEO lúc 15:03, sau đó rời đi. Đến 15:15, người này thấy một quảng cáo trên Facebook và nhấp vào đó để quay lại website. Lúc này, nguồn truy cập từ SEO đã chuyển sang Facebook Ads, nên phiên SEO lúc 15:03 kết thúc và một phiên mới được tạo.

Trường hợp 2: Tự động gắn thẻ (Auto-tagging). Người dùng truy cập website qua quảng cáo Google Ads lúc 15:03. Sau 15 phút, họ nhấp lại vào chính quảng cáo đó và quay lại website. Dù nguồn có vẻ không đổi, nhưng giá trị GCLID (mã ID duy nhất theo dõi quảng cáo) thay đổi, dẫn đến kết thúc phiên cũ và bắt đầu phiên mới.

Trường hợp 3: Gắn thẻ thủ công (Manual-tagging). Nếu bạn sử dụng gắn thẻ thủ công cho chiến dịch Google Ads, giá trị UTM của các lượt click vào cùng một quảng cáo không đổi. Vì thế, dù người dùng nhấp vào quảng cáo nhiều lần, GA vẫn tính đây là cùng một phiên.

Trường hợp 4: Người dùng vào website thông qua kênh SEO lúc 15:05, sau đó truy cập lại bằng cách gõ trực tiếp URL vào thanh địa chỉ. Vì lưu lượng truy cập trực tiếp không ghi đè nguồn chiến dịch, phiên SEO ban đầu vẫn tiếp tục.

Trường hợp 5: Nếu sau 30 phút không hoạt động, người dùng quay lại website bằng cách gõ trực tiếp URL, GA sẽ coi đây là một phiên mới. Quy tắc hết hạn sau 30 phút không hoạt động được áp dụng trong trường hợp này.

Các chỉ số phân tích đáng quan tâm nhất trong Google Analytics

Ngoài tìm hiểu số phiên trong Google Analytics là gì? còn có nhiều chỉ số quan trọng mà bạn cần chú ý khi sử dụng Google Analytics:

Traffic (lưu lượng truy cập)

Traffic là chỉ số đo lường số lượng người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị web đánh giá hiệu quả hoạt động của trang và xác định mức độ thu hút đối với người dùng.

Mục tiêu chính của quản trị website là tăng traffic, tức kéo thêm nhiều lượt truy cập, để tối ưu hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích traffic còn giúp bạn xác định kênh nào đang mang lại giá trị cao nhất.

Session (phiên truy cập)

Số phiên trong Google Analytics là gì
Session (Phiên truy cập)

Như đã giải thích, số phiên đo lường nhóm hành động của người dùng trong một khoảng thời gian nhất định.

Visitor (người truy cập)

Chỉ số này cho bạn biết số lượng người truy cập trang web, bao gồm cả khách mới và khách cũ. Điều này giúp bạn hiểu được mức độ trung thành của người dùng.

Pageviews (số lần xem trang)

Số phiên trong Google Analytics là gì
Pageviews (Số lần xem trang)

Pageviews thể hiện tổng số lượt xem của các trang trên website. Mỗi lần người dùng mở một URL, dù là xem lại URL trước đó, cũng sẽ được tính là một lượt xem trang. Chỉ số này giúp bạn hiểu trang nào đang được quan tâm nhiều nhất, từ đó định hướng nội dung và tối ưu SEO để thu hút thêm traffic.

Time on site (thời gian trên trang)

Đây là thời gian trung bình mà người dùng dành để tương tác với trang web. Thời gian càng dài, nội dung của bạn càng hấp dẫn. Thời gian thấp có thể là dấu hiệu cho thấy nội dung không phù hợp hoặc giao diện không tối ưu.

Bounce Rate (tỷ lệ thoát)

Số phiên trong Google Analytics là gì
Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Bounce Rate là phần trăm số người rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất. Nếu tỷ lệ này cao, bạn cần kiểm tra lại chất lượng nội dung hoặc bố cục website.

Giảm tỷ lệ thoát không chỉ giúp tăng traffic mà còn cải thiện khả năng chuyển đổi và tối ưu hiệu quả các chiến dịch tiếp thị.

Location (vị trí địa lý)

Chỉ số này cung cấp thông tin về địa điểm của người dùng, giúp bạn nhắm mục tiêu theo khu vực chính xác hơn. 

Ví dụ: Nếu phần lớn lưu lượng truy cập đến từ Hà Nội hoặc TPHCM, bạn có thể tối ưu các chiến dịch quảng cáo để phục vụ tốt hơn các khu vực này.

Nguồn lưu lượng truy cập

Số phiên trong Google Analytics là gì
Nguồn lưu lượng truy cập

Google Analytics sẽ phân loại nguồn truy cập thành:

  • Organic Traffic: Lượt truy cập dựa trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • Paid Search: Lưu lượng đến từ quảng cáo Google Ads.
  • Display: Lưu lượng qua quảng cáo hiển thị banner trên mạng hiển thị của Google.
  • Direct Traffic: Lượt truy cập trực tiếp bằng cách nhập URL hoặc qua bookmark.
  • Social Traffic: Lưu lượng từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…
  • Referral Traffic: Lượt truy cập từ các website khác qua backlink.
  • Email Traffic: Lưu lượng từ các chiến dịch Email Marketing có liên kết dẫn đến website.

Hiểu rõ nguồn nào mang lại lưu lượng tốt sẽ giúp bạn tối ưu chiến lược marketing.

Hướng dẫn cách đọc báo cáo trong Google Analytics

Báo cáo tổng quan

Số phiên trong Google Analytics là gì
Báo cáo tổng quan

Việc nắm được số phiên trong Google Analytics là gì? thì bạn cũng cần phải hiểu rõ cách độc báo cáo trong google Analytics sao cho chính xác và nhanh chóng, một trong những cách mà Vũ trụ Seo đã tìm hiểu đó là báo cáo tổng quan.

Báo cáo tổng quan (Overview) là nơi bạn nắm được bức tranh toàn cảnh về trang web của mình: lượng traffic, số phiên, tỷ lệ thoát,…Đây là bước đầu tiên để xác định tình trạng hiện tại của website.

Cách truy cập báo cáo tổng quan:

  1. Truy cập vào tài khoản Google Analytics.
  2. Ở góc trên bên trái, chọn Tất cả dữ liệu trang web.
  3. Nhấp vào Đối tượng sau đó đến Tổng quan.
  4. Tùy chỉnh phạm vi ngày ở góc trên bên phải.
  5. Để so sánh dữ liệu theo thời gian, nhấp vào So sánh với và chọn thời gian mong muốn, sau đó nhấp Áp dụng.

Nội dung của báo cáo tổng quan:
Báo cáo tổng quan cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất của website, bao gồm các chỉ số:

  • Người dùng (Users): Tổng số người đã truy cập vào website.
  • Người dùng mới (New Users): Lượng khách truy cập lần đầu vào website.
  • Người dùng quay lại (Returning Users): Lượng khách đã truy cập trước đó và quay lại website.
  • Lượt xem trang (Pageviews): Số lần tất cả các trang trên website được xem.
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Phần trăm người rời đi sau khi xem một trang duy nhất.
  • Thời gian trung bình trên trang (Avg. Session Duration): Thời gian người dùng trung bình dành trên website.
  • Số trang/phiên (Pages/Session): Số lượng trang mà người dùng truy cập trong một phiên.
  • Nguồn lưu lượng (Traffic Sources): Bao gồm các nguồn:
    • Organic Traffic: Lưu lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.
    • Paid Traffic: Lưu lượng từ quảng cáo trả phí.
    • Direct Traffic: Lưu lượng từ người dùng nhập URL trực tiếp.
    • Referral Traffic: Lưu lượng đến từ liên kết giới thiệu.

Cách phân tích: Báo cáo này cho bạn cái nhìn tổng thể để đánh giá hiệu suất website. Từ đây, bạn có thể điều chỉnh chiến lược nội dung, SEO, hoặc quảng cáo để cải thiện các chỉ số.

Báo cáo chuyển đổi

Số phiên trong Google Analytics là gì
Báo cáo chuyển đổi

Báo cáo này tập trung vào các hành động mà người dùng thực hiện, chẳng hạn như điền form, mua hàng, hoặc nhấn vào liên kết. Đây là cách bạn đo lường hiệu quả các mục tiêu kinh doanh.

Cách truy cập báo cáo chuyển đổi:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics.
  2. Ở góc trên bên trái, chọn Tất cả dữ liệu trang web.
  3. Trong menu, nhấp vào Chuyển đổi.
  4. Tùy chỉnh phạm vi ngày ở góc trên bên phải, sau đó nhấp Áp dụng.

Nội dung của báo cáo chuyển đổi:
Báo cáo chuyển đổi tập trung vào các nguồn lưu lượng truy cập và hiệu quả của từng kênh, giúp bạn đánh giá nền tảng nào đang mang lại nhiều khách hàng nhất. Các thông tin bao gồm:

  • Nguồn lưu lượng truy cập:
    • Social Media (Mạng xã hội): Nền tảng nào mang lại lượng truy cập cao nhất.
    • Referral (Giới thiệu): Trang web nào đang giới thiệu lưu lượng đến website của bạn.
  • Hoạt động chuyển đổi: Dữ liệu về hành động cụ thể mà người dùng thực hiện trên website, như mua hàng, điền form, hoặc đăng ký.

Cách phân tích: Sử dụng báo cáo chuyển đổi để tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, tập trung vào các nền tảng mạng xã hội hoặc kênh referral mang lại ROI cao nhất.

Báo cáo hành vi

Số phiên trong Google Analytics là gì
Báo cáo hành vi

Báo cáo hành vi giúp bạn biết người dùng đang làm gì trên trang web: họ xem trang nào nhiều nhất, thời gian trung bình ở mỗi trang, hoặc hành trình của họ từ trang này sang trang khác.

Cách truy cập báo cáo hành vi:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics.
  2. Ở góc trên bên trái, chọn Tất cả dữ liệu trang web.
  3. Trong menu, nhấp vào Hành vi.
  4. Tùy chỉnh phạm vi ngày ở góc trên bên phải, sau đó nhấp Áp dụng.

Nội dung trong báo cáo hành vi:
Báo cáo này cung cấp dữ liệu chi tiết về cách người dùng tương tác với website:

  • Lượt xem trang (Pageviews): Xem những trang nào được truy cập nhiều nhất.
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Đo lường mức độ giữ chân khách trên từng trang.
  • Lượt tương tác trên trang: Các hành động như nhấp vào liên kết, xem video hoặc thực hiện các thao tác cụ thể.
  • Nguyên nhân thoát: Phân tích lý do người dùng rời khỏi trang (thoát ngay lập tức hoặc chuyển sang trang khác).
  • Quốc gia và ngôn ngữ: Xác định khu vực địa lý và ngôn ngữ chính của người dùng.
  • Thiết bị và trình duyệt: Biết được người dùng sử dụng thiết bị nào (máy tính, điện thoại) và trình duyệt nào để tối ưu trải nghiệm.

Cách phân tích: Báo cáo hành vi giúp bạn hiểu cách người dùng tương tác với nội dung. Dựa trên đó, bạn có thể tối ưu UX/UI, cải thiện nội dung, và tăng thời gian lưu lại trên trang.

Số phiên trong Google Analytics là gì? Đây là một trong những chỉ số quan trọng, giúp bạn đo lường hiệu quả và phân tích hành vi người dùng trên website. Bên cạnh đó, việc nắm vững các chỉ số như traffic, bounce rate, và nguồn lưu lượng truy cập sẽ giúp bạn tối ưu chiến lược marketing, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng trưởng doanh thu.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy bắt tay vào tìm hiểu từng chỉ số, phân tích dữ liệu từ nhỏ đến lớn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ Số phiên trong Google Analytics là gì và đừng quên theo dõi Vũ trụ Seo để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về marketing nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai hàng trăm chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
Vũ trụ Seo tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo
Liên hệ ngay

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

SEO strategies: Các chiến lược SEO giúp tăng trưởng bền vững

SEO strategies: Các chiến lược SEO giúp tăng trưởng bền vững

Bạn có biết rằng SEO Strategies không chỉ giúp website thăng hạng trên Google mà còn là vũ khí bí…
Xem Ngay!
SEO Hosting: Bí quyết xây dựng PBN với IP riêng biệt để bứt phá thứ hạng Google

SEO Hosting: Bí quyết xây dựng PBN với IP riêng biệt để bứt phá thứ hạng Google

Bạn có biết rằng việc sử dụng chung IP trong hệ thống PBN có thể khiến Google dễ dàng lần…
Xem Ngay!
SEO Consultant là ai? Toàn bộ thông tin về công việc hấp dẫn này

SEO Consultant là ai? Toàn bộ thông tin về công việc hấp dẫn này

Trong kỷ nguyên số, nơi mọi doanh nghiệp đều khao khát chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trên Google, SEO…
Xem Ngay!
Hướng dẫn đăng bài LinkedIn chuẩn SEO giúp tăng traffic năm 2025

Hướng dẫn đăng bài LinkedIn chuẩn SEO giúp tăng traffic năm 2025

Bạn có đang gặp tình trạng đăng bài trên LinkedIn nhưng ít người xem, tương tác thấp, thậm chí là…
Xem Ngay!
Amazon SEO là gì? 7 bước tối ưu giúp sản phẩm lên top tìm kiếm trên Amazon

Amazon SEO là gì? 7 bước tối ưu giúp sản phẩm lên top tìm kiếm trên Amazon

Bạn đang kinh doanh trên Amazon nhưng sản phẩm mãi không lên top tìm kiếm? Với hàng triệu sản phẩm…
Xem Ngay!
Freelancer SEO là gì? Bật mí kỹ năng và cơ hội cho chuyên gia SEO tự do

Freelancer SEO là gì? Bật mí kỹ năng và cơ hội cho chuyên gia SEO tự do

Bạn khao khát một công việc không gò bó thời gian, có thể làm việc từ bất cứ đâu và…
Xem Ngay!
Tổng hợp 10 phần mềm check trang web chuẩn SEO nhất 2025

Tổng hợp 10 phần mềm check trang web chuẩn SEO nhất 2025

Một website chuẩn SEO không chỉ giúp cải thiện thứ hạng trên Google mà còn nâng cao trải nghiệm người…
Xem Ngay!
Semantic SEO là gì? Chiến lược hoàn hảo giúp website thăng hạng nhanh chóng 2025

Semantic SEO là gì? Chiến lược hoàn hảo giúp website thăng hạng nhanh chóng 2025

Bạn đã tối ưu SEO nhưng vẫn chưa đạt được thứ hạng mong muốn? Website của bạn thậm chí còn…
Xem Ngay!
Rank Math SEO là gì? Cách sử dụng để đạt TOP Google năm 2025

Rank Math SEO là gì? Cách sử dụng để đạt TOP Google năm 2025

Bạn muốn website nhanh chóng lên TOP Google mà không cần am hiểu quá nhiều về kỹ thuật SEO? Bạn…
Xem Ngay!
Trang chủ
Danh mục
Đặt lịch
Văn phòng
Phân tích

Liên Hệ

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x